Skip to content

Latest commit

 

History

History
530 lines (393 loc) · 18.3 KB

README.md

File metadata and controls

530 lines (393 loc) · 18.3 KB

Mục lục

HttpClient trong Angular

Observables trong RxJS

Slide

HttpClient - Angular 4 tutorial

Mở đầu

HttpClient là một module trong Angular core, nó cung cấp cho ta các cách thức để làm việc với http.

Trước khi đi vào chi tiết, cần nhớ rằng ta có 2 module làm việc với Http, đó là Http module và HttpClient module. Từ angular 4.3 HttpClient modudle được bổ sung cung cấp thêm nhiều tính năng hơn (progress events, json deserialization by default, Interceptors và nhiều tính năng hay ho hơn) tham khảo thêm trên https://angular.io/guide/http. Còn Http module chỉ là API cũ và đã bị đánh dấu deprecated (ở version 5)

Sẽ sử dụng HttpClient modudle trong các dự án Angular 4 và 4+

HttpClient nằm trong @angular/common/http

@angular/common/http cung cấp API nhằm đơn giản hóa cho thao tác với Http built on top trên XMLHttpRequest interface trên browsers. Lợi ích của việc sử dụng HttpClient đó là: testability support, strong typing of request and response objects, request and response interceptor support, and better error handling via apis based on Observables.

Implementation

Cũng giống với việc sử dụng các modules trong Angular, các bước thực hiện:

B1. Cần có một project angular

B2. Khai báo HttpClientModule trong AppModule hoặc sub module trong ứng dụng

...
import {HttpClientModule} from '@angular/common/http';
...

@NgModule({
  imports: [
    BrowserModule,
    // Include it under 'imports' in your application module
    // after BrowserModule.
    HttpClientModule,
  ],
})
...

B3. Tạo Http request

Trước tiên cần inject HttpClient vào trong component, sau đó thực hiện request với method muốn sử dụng.

Một ví dụ đơn giản cho việc lấy thông tin user với request là http://jsonplaceholder.typicode.com/posts/1

  constructor(private http: HttpClient) {
  }

  makeRequest(): void {
    this.loading = true;
    this.http.get('http://jsonplaceholder.typicode.com/posts/1')
      .subscribe(data => {
        // do st with data
      });
  }

Như vậy, cách dùng HttpClient khá là đơn giản, phần tiếp theo sẽ đi tới chi tiết hơn về một số feature mà HttpClient cung cấp

Observables trong Angular

Trong ví dụ trên, ta thấy rằng: sau khi HttpClient thực hiện phương thức .get(...) xong thì nó gọi tiếp .subscribe(...)

Nhìn vào code của .get(..) sẽ thấy

    get(url: string, options?: {
        headers?: HttpHeaders | {
            [header: string]: string | string[];
        };
        observe?: 'body';
        params?: HttpParams | {
            [param: string]: string | string[];
        };
        reportProgress?: boolean;
        responseType?: 'json';
        withCredentials?: boolean;
    }): Observable<Object>;

.get(...) trả về một Observable

Observable trong Angular là một đối tượng được xây dựng sẵn, nó được thiết kế theo Observer Design Pattern

Vì vậy, quay lại vấn đề trên, sau khi HttpClient gọi phương thức .get(...), hệ thống sẽ lắng nghe, chờ cho tới khi response trả về, response đó sẽ được xử lý trong function mà .subscribe(...) định nghĩa.

Tìm hiểu thêm về Observables

Chú ý:

  • Observable có thể trả về một Promise
  • Request chỉ gửi đi khi method .subscribe(...) được gọi.

Các phương thức của HttpClient

Các method mà HttpClient support khá đơn giản, bao gồm:

  • request(...): thực hiện các request với input là method, url, options
  • các phương thức còn lại chỉ là cụ thể hóa hơn so với request(...) bởi việc định nghĩa sẵn method của request, đó là get(...), post(...), ... với input là urloptions
  • Các options sẽ không đề cập ở đây, ta sẽ bổ sung dần khi tìm hiểu về những feature mà HttpClient cung cấp ở các phần dưới

Typechecking the response

Khá giống với Generics trong Java

Vì response trả về chỉ là dạng một Object muốn lấy ra thì ta cần phải lấy nó theo dạng data['results']. HttpClient cung cấp cơ chế giống như việc parse response trả về một shape đã được định nghĩa sẵn.

Ví dụ: Ta khai báo một interface như một shape

interface ItemsResponse {
  results: string[];
}

Tiếp đó là đánh dấu kiểu trả về cho response:

http.get<ItemsResponse>('/api/items').subscribe(data => {
  // data is now an instance of type ItemsResponse, so you can do this:
  this.results = data.results;
});

Reading the full response

Với options như đã đề cập trước đó, ta có thể lấy ra đầy đủ dữ liệu trong response trả về (headers, status, body, ...)

  makeRequest(): void {
    this.loading = true;
    this.http.get('http://jsonplaceholder.typicode.com/posts/1', {observe: 'response'})
      .subscribe(data => {
        console.log(resp.headers);
        console.log(resp.body);
      });
  }

Error handling

Request gửi đi có thể bị xử lý lỗi trên server hoặc gián đoạn do network, vì thế cần phải handle các lỗi này. Việc handle được định nghĩa trong subscribe (câu nói này chưa được rõ ràng lắm)

http
  .get<ItemsResponse>('/api/items')
  .subscribe(
    // Successful responses call the first callback.
    data => {...},
    // Errors will call this callback instead:
    err => {
      console.log('Something went wrong!');
    }
  );

Thay vì một Object không rõ ràng, ta có thể lấy được đối tượng Error khi lỗi trả về

http
  .get<ItemsResponse>('/api/items')
  .subscribe(
    data => {...},
    (err: HttpErrorResponse) => {
      if (err.error instanceof Error) {
        // A client-side or network error occurred. Handle it accordingly.
        console.log('An error occurred:', err.error.message);
      } else {
        // The backend returned an unsuccessful response code.
        // The response body may contain clues as to what went wrong,
        console.log(`Backend returned code ${err.status}, body was: ${err.error}`);
      }
    }
  );

Ngoài ra, nhằm cứu rỗi request theo kiểu cố đấm ăn xôi, ta có thể yêu cầu HttpClient thử request lại với số lần được khai báo sẵn. RxJs cung cấp method .retry(n) giúp ta thực hiện việc đó, nó tự động resubscribe tới Observable và request lạid

import 'rxjs/add/operator/retry';
...
http
  .get<ItemsResponse>('/api/items')
  // Retry this request up to 3 times.
  .retry(3)
  // Any errors after the 3rd retry will fall through to the app.
  .subscribe(...);

Requesting non-JSON data

Ở các ví dụ trước, các request đều trả về kiểu JSON, nhưng ta vẫn chó thể request tới các kiểu dữ liệu khác:

http
  .get('/textfile.txt', {responseType: 'text'})
  // The Observable returned by get() is of type Observable<string>
  // because a text response was specified. There's no need to pass
  // a <string> type parameter to get().
  .subscribe(data => console.log(data));

Configuring other parts of the request

Post request với body

const body = {name: 'Brad'};

http
  .post('/api/developers/add', body)
  // See below - subscribe() is still necessary when using post().
  .subscribe(...);

Headers

http
  .post('/api/items/add', body, {
    headers: new HttpHeaders().set('Authorization', 'my-auth-token'),
  })
  .subscribe();

URL parameters

http
  .post('/api/items/add', body, {
    params: new HttpParams().set('id', '3'),
  })
  .subscribe();

Advanced usage

Phần nâng cao khi sử dụng với HttpClient, không chỉ đơn thuần là gửi và lấy dữ liệu

Intercepting all requests or responses

Link docs: https://v4.angular.io/guide/http#intercepting-all-requests-or-responses

Hơi khó mô tả cho thằng này, có thể hiểu hôm na nó thiết kế theo tư tưởng AOP hay middleware (nodejs), bằng việc chặn được request trước khi gửi đi và response trước khi response nhận về ứng dụng, ta có thể xen vào và thực hiện một số action: authentication, logging, ...

Implementations

Tạo class implement HttpInterceptor, override lại phương thức intercept

import {Injectable} from '@angular/core';
import {HttpEvent, HttpInterceptor, HttpHandler, HttpRequest} from '@angular/common/http';

@Injectable()
export class NoopInterceptor implements HttpInterceptor {
  intercept(req: HttpRequest<any>, next: HttpHandler): Observable<HttpEvent<any>> {
    return next.handle(req);
  }
}

, cần nhớ rằng intercept(...) luôn phải return next.handle(req); để đảm bảo luồng hoạt động sẽ tiếp tục chạy. Pattern này khá giống với middleware trong Nodejs.

Thông thường, interceptor bắt request, thay đổi 1 chút ở chúng, sau đó next (đối tượng HttpHandler) làm nhiệm vụ transform request đó vào trong một Observable rồi đưa tới interceptor tiếp theo trong chain , nếu interceptor này là cuối cùng rồi thì request sẽ tới server

Note:

  • HTTP_INTERCEPTORS: token để đăng kí interceptors
  • multi: true: báo rằng HTTP_INTERCEPTORS là một màng giá trị, chứ không phải là single value.

Tiếp theo, ta cần khai báo nó trong module

import {NgModule} from '@angular/core';
import {HTTP_INTERCEPTORS} from '@angular/common/http';

@NgModule({
  providers: [{
    provide: HTTP_INTERCEPTORS,
    useClass: NoopInterceptor,
    multi: true,
  }],
})
export class AppModule {}

Nhờ việc override lại intercept(...) method mà ta có thể làm được khá nhiều thứ hay ho trong đó:

  • Update headers: thêm Authorization, ...
  • Logging: log lại thông tin các request
  • Caching: cache lại các request, response
  • ... (Chi tiết hơn ở trong code demo)

Security: XSRF Protection

(Phần này chưa tìm hiểu kỹ)

HttpClient có support cơ chế bảo vệ ngăn chặn tấn công XSRF

Configuring custom cookie/header names (Chưa hiểu cần custom để làm gì)

imports: [
  HttpClientModule,
  HttpClientXsrfModule.withConfig({
    cookieName: 'My-Xsrf-Cookie',
    headerName: 'My-Xsrf-Header',
  }),
]

Testing HTTP requests

(Phần này sẽ nằm ở code demo, chỉ show ra cho mọi người biết nó như thế nào, chứ không đề cập tới chi tiết)

HttpClient support cho việc mock test khá là tiện dụng.

Bonus: HttpClient vs Http

Phần này bonus thêm, đối với những người đã từng sử dụng Angular ở những version khác thì Http khá là quen thuộc Tuy nhiên, như đã đề cập ở trước đó, Http đã bị đánh dấu deprecated Ta sẽ có 1 chút so sánh, cũng như kết luận lại sự khác nhau giữa 2 thằng

Tham khảo thêm

New features

  • Automatic conversion to from JSON to an object
  • Response type definition
  • Event firing
  • Simplified syntax for headers
  • Interceptors

Migrate từ Http sang HttpClient trong application sử dụng version cũ

  • Đầu tiên là cần đảm bảo rằng version của ta phải là 4.3 hoặc lớn hơn
  • Trong Module cần replace HttpModule bằng HttpClientModule, cùng với đó là import đúng gói @angular/common/http
  • Tiếp theo là tới các service trong ứng dụng, replace Http bằng HttpClient

Đó là các bước cần thiết, required để thực hiện việc chuyển đổi, ngoài ra ta có thể thay đổi:

  • Nếu set custom headers, ta nên viết lại chúng theo cú pháp mà HttpClient support (ở trên)

Tài liệu tham khảo


RxJS: Observables

Chắc hẳn đối với những ai đang sử dụng Angular, đối tượng Observables được sử dụng khá là rộng rãi. Đặc biệt là response trả về của HttpClient.

Observables nằm trong thư viện RxJS, không chỉ có mỗi trong Angular, nó còn hiện hữu ở nhiều framwork khác, nhiều ngôn ngữ khác, nó design theo Observer pattern.

Để hiểu được các tư tưởng này ta sẽ đi lần lượt theo từng phase, hi vọng bạn có thể kiên trì follow theo được

Nội dung được follow theo cuốn RxJS in Action của Paul P. Daniels

Understanding Stream

Phần tổng quát nhất giúp ta khám phá, tìm hiểu về Stream

Ta sẽ follow theo 3 phần:

  • Vấn đề khi làm việc với bất đồng bộ
  • Bắt đầu làm quen với Functional programming làm nền tảng cho reactive programming
  • Làm quen với một số operators trong RxJS

1. Thinking Reactively

Trong phần này, ta sẽ đi tìm hiểu những thứ sau:

  • Bất đồng bộ trong JS với Callback và Promise
  • Tìm hiểu Stream trong việc mô hình hóa các dữ liệu tĩnh, động và thời gian
  • Sử dụng observable stream để handle unbounded data trong
  • Thinking về reactive và luồng dữ liệu bất đồng bộ

Start!!!

Việc xử lý các events và data luôn xuất hiện khi ta tạo ra một application. Một cách xưa như Trái đất mà ta vẫn hay dùng đó là sử dụng Callback, tuy nhiên nó dễ gây thảm họa khi mà business thay đổi, hay việc xử lý logic được thực hiện ở một nơi khác. Ta sẽ tìm hiểu 2 khái niệm chính, đó là Functional programming (FP) và Reactive programming (RF). Đúc kết lại của 2 khái niệm đó, ta sẽ có được Reactive functional programming (RFP) được hiện thực hóa trong thư viện RxJS

1.1 Synchronous vs. asynchronous computing

Latency và wait time là 2 thứ mà ta thường nghĩ tới khi mà nói về vấn đề đồng bộ, bất đồng bộ.

1.1.1 Vấn đề đối với block code

Đa phần code của chúng ta được thiết kế theo kiểu block code, nó có lợi ích là code chạy tuần tự, dễ dàng debug. Tuy nhiên, nhược điểm mà ai cũng có thể nhận ra, đó là khi mà có 2 tác vụ cần thực hiện, tác vụ sau không có phụ thuộc gì với tác vụ trước, thì nó vẫn phải chờ cho tới khi tác vụ thứ nhất thực hiện xong, điều này càng kinh khủng hơn khi mà thời gian xử lý tác vụ 1 là rất lâu.

1.1.2 Non-blocking code with callback functions

Khác với kiểu code ở trên, callback được sử dụng để khắc phục vấn đề của code block, nó xử lý bất đồng bộ. Tác vụ sẽ được xử lý ở một luồng khác, do đó luồng chính vẫn chạy bình thường, không bị block, khi mà tác vụ được hoàn thành thì callback trả về giúp ta control.

1.2 Better callbacks with Promises

Promise không nằm trong RxJS, nhưng ta vẫn đề cập tới nó vì nó làm việc rất tốt cùng với RxJS. Js hỗ trợ Promise từ CS6, với Promise ta có thể thực hiện một loạt các action theo một thứ tự cụ thể, tránh tình trạng callback-hell

Hạn chế của Promise là nó không thể handle được các datasource trả về nhiều hơn 1 giá trị, giống như là kết quả của việc di chuyển chuột hay là chuỗi bytes trong 1 file stream, khả năng retry nếu thất bại và hủy bỏ action.

----------------- Draft: Start ---------------------------

RxJS cung cấp giải pháp combine giữa khả năng decouple functionality của Event Emitters với mẫu thiết kế của Promise. Hơn nữa, cần phải làm việc với cả đồng bộ và bất đồng bộ, xử lý lỗi, mở rộng với nhiều events/

Stream: thông thường ta coi stream như một đối tượng trừu tượng liên quan tới các thao tác IO như read file, sockets, request server. Trong RP, ta mở rộng khái niệm đó ra, ta coi stream là tất cả những data nào mà nó có thể được consumer

Các thành phần của Rx stream:

  • Producers: là nguồn của dữ liệu, bắt buộc phải có để cung cấp dữ liệu, phát ra các events, hay push notifications. Trong Observer pattern thì nó là Subject, trong RxJS thì nó là Observables
  • Consumers: là đối tượng nhận các event từ Producers, trong RxJS thì nó là Observer. Streams chỉ đi 1 chiều từ producer tới consumer
  • Data pipeline: đây là lợi thế của RxJS, ta có thể điều khiển và chỉnh sửa dữ liệu được truyền giữa 2 thằng sao cho phù hợp với expect của consumer
  • Time: thời gian bắt đầu gửi event cho tới khi consumer nhận được event
Stream.timerInSeconds()
 .interval()
 .map(x => x.value)
 .filter(x => x % 2 === 0)
 .take(10)
 .subscribe(val=> console.log(val));

Tổng kết lại chương 1:

  • Asynchronous code can be very difficult to implement because existing programming patterns don’t scale to complex behavior.
  • Callbacks and Promises can be used to deal with asynchronous code, but they have many limitations when targeted against large streams generated from repeated button clicks or mouse movements.
  • RxJS is a reactive solution that can more concisely and declaratively deal with large amounts of data separated over time.
  • RxJS is a paradigm shift that requires seeing and understanding data in streams with propagation of change.
  • Streams originate from a producer (observable), where data flows through a pipeline, arriving at a consumer (observer). This same programming model is used whether or not data is separated by time.

----------- Draft: end -----------------------------

(To be continue ...)